Thông báo[HOT] Xem Tử vi hôm nay chính xác nhất - Xem 12 Cung Hoàng Đạo và Bói Bài ngay !
CNT2T3T4T5T6T7
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
Đổi ngày Dương sang Âm

Âm lịch
Tháng - Năm  ()
  • Ngày Tháng 
  • Tiết Khí:
Dương lịch
Tháng - Năm 
Ngày trướcNgày sau
Giờ Hoàng Đạo (Giờ Tốt)
Giờ Xuất Hành Theo Lý Thuần Phong
Sao tốt
    Sao xấu

      Sự kiện Phật giáo trong tháng 
       Âm lịch (tức
       Dương lịch)

      Sự kiện trong tháng
       Dương lịch

      Sự kiện kỷ niệm trong tháng 
       Dương lịch




      NGUỒN GỐC ÂM DƯƠNG LỊCH

      Âm dương lịch là sự kết tinh của thiên văn học được sử dụng trong hầu hết các nền văn hóa của cả phương Đông lẫn phương Tây. Nó có vai trò thể hiện các chu kì thời gian như ngày, giờ, tháng, năm… Lịch âm dương có tác dụng quan trọng trong đời sống con người, thể hiện các quy luật vận động hài hòa của tự nhiên.

      Nguồn gốc lịch dương

      Lịch dương là chu kỳ trái đất chuyển động quanh Mặt Trời, được sử dụng chủ yếu ở các nước phương Tây như: Đức, Pháp, Mỹ, Anh.

      Năm dương lịch có 365 ngày, cách 4 năm sẽ có một năm nhuận theo dương lịch, thường là ngày nhuận trong tháng 2. Năm nhuận sẽ có 366 ngày.

      Nguồn gốc lịch âm

      Lịch âm là khoảng thời gian giữa hai lần liên tiếp trăng tròn, được sử dụng từ thời cổ đại ở các nước Ai Cập và Trung Quốc.

      Năm nhuận theo âm lịch sẽ có 13 tháng, thường nhuận một tháng bất kỳ trong năm. Lịch vạn niên 2024 nhuận vào tháng 2, để chủ động trong mọi việc, quý bạn có thể tra cứu tại lịch dương 2024.

      Nguồn gốc lịch âm dương

      Quy luật để tạo ra lịch âm dương khá phức tạp, phụ thuộc vào ngày giờ sóc cũng như ngày giờ của các trung khí. Sóc là thời điểm mặt trời, mặt trăng, trái đất nằm trên một đường thẳng, mặt trăng nằm ở giữa mặt trời với trái đất, và đó là ngày bắt đầu một tháng âm lịch. Trung khí được chia thành 12 phần bằng nhau trong một năm, trong đó có bốn mùa rõ rệt, nhất là các thời điểm: Xuân phân, Hạ chí, Thu phân, Đông chí.

      Bởi vì phụ thuộc vào cả mặt trăng và mặt trời nên lịch Việt Nam không đơn thuần là âm lịch hay dương lịch mà nó là sự kết hợp của cả hai yếu tố âm-dương-lịch

      Lịch âm dương được áp dụng để dự đoán thời tiết, khí hậu, thủy triều như việc người Việt thường dùng dương lịch để chọn thời điểm Lập Xuân, đó là ngày miền Bắc xuất hiện những cơn mưa phùn, thời tiết nồm, thích hợp cho việc phát triển của thiên nhiên, cây cối. Bên cạnh đó, âm lịch lại đóng một vai trò rất quan trọng trong các việc như:

      • Xem những ngày lễ hội truyền thống
      • Tục giỗ ông bà tổ tiên
      • Phong thủy, tâm linh
      • Xem ngày tốt xấu cho các công việc trọng đại như cưới xin, làm ăn, xây dựng nhà cửa, mua những đồ vật có giá trị lớn...
      • Chọn giờ hoàng đạo, giờ hợp tuổi để sinh con, khai trương, kí kết hợp đồng...

      Nguồn gốc lịch vạn niên

      Lịch vạn niên là một cuốn lịch có tổng hợp thông tin của lịch âm, lịch dương, ngày lễ nào trong năm, giờ hoàng đạo, hắc đạo…Cuốn lịch thường được sử dụng để tính ngày, giờ tốt lành cho công việc cần làm ở hiện tại hoặc trong tương lai.

      Lịch vạn niên có nguồn gốc từ Trung Quốc, dựa theo các quy luật xem lịch của cổ học phương Đông. Cuốn lịch được sử dụng phổ biến ở nước ta từ thời vua Nguyễn, các nhà Nho đều dựa vào để tính toán công việc, việc trọng đại như cưới xin, chăn nuôi, ký kết, thi cử, làm ăn...