Văn khấn Bồi hoàn địa mạch
Ý nghĩa
Để giải cúng, người ta phải dùng Tam giang thủy và Ngũ linh thổ để nhào nặn thành hình Thần Quy, cho Kim Chỉ ngũ sắc vào trong mình Rùa. Lấy nước Tam Giang Thủy nấu lên, cho vào đó CHU SA, đợi nước nguội, CHÚ vào đó 2 chữ ÁN LAM. Chuẫn bị thêm 5 loại đậu (5 màu), 5 loại hoa (5 màu), 5 sắc cờ, 1 ít cát ở nơi ngã 3 sông.
Tiếp đến chọn các ngày: Thiên Xá, Thiên Nguyên, Địa Nguyên, hoặc Tứ Mậu, Tứ Kỷ. Đặc biệt là các ngày có các Đại Kiết Tinh như Thiên Đức, Thiên Đức Hợp, Nguyệt Đức, Nguyệt Đức Hợp, Tam Đại Kỳ Môn phi đến vị trí LONG NHẬP THỦ, các ngày có Quý nhân_ Lộc_ Mã của gia chủ và Thái Tuế phi đến vị trí LONG NHẬP THỦ đó. Bày trận Ngũ Hành nơi đàn tràng đó mà vái cúng. Ngay trung tâm trận đó, đào sẵn 1 hố nhỏ. Chờ cho khấn vái xong, dùng nước Tam Giang Thủy đã chuẫn bị đó rưới xuống hố đó, sau đó đặt Thần Quy xuống hố, dùng cát ở bãi nước ngã ba sông trộn với 5 thứ đậu mà lấp hố đó lại, rồi hóa giấy vàng.
Nội dung văn khấn
Nam mô a di Đà Phật!
Nam mô a di Đà Phật!
Nam mô a di Đà Phật!
KÍNH LẠY:
- ĐỨC U MINH GIÁO CHỦ ĐỊA TẠNG VƯƠNG BỒ TÁT.
- HOÀNG THIÊN, HẬU THỔ chư vị TÔN THẦN.
- CÁC NGÀI NGŨ PHƯƠNG, NGŨ ĐẾ, NGŨ NHẠC THÁNH ĐẾ, NHỊ THẬP BÁT TÚ TINH QUÂN, ĐỊA MẠCH THẦN QUAN, THANH LONG BẠCH HỔ TÔN THẦN
- Cùng các ĐẠI KIẾT TINH. . . . . . ,. . . . ĐẠI KỲ MÔN TRẤN THỦ. . . ..PHƯƠNG.
Hôm nay là ngày … … tháng … … năm … ….
Tín chủ con là. . . . . . .. ngụ tại. . . . . . . .
Thành tâm sửa biện hương hoa lễ vật xin bồi hoàn địa mạch. Do trước đây tâm tính mờ mịt, thần trí u mê ,. . . . . . ..(nguyên nhân) đã làm tổn thương LONG MẠCH, mạo phạm LONG UY, ảnh hưởng đến Nguyên Khí vùng đất này. Nay muốn cho phong thổ an hòa, gia đình chúng con người người được chữ bình an tiêu tai giải họa, nên nay TRƯỢNG UY ĐẠI SĨ, nương đức Tôn Thần, cung thỉnh triển lộng Thần Oai nối giòng Long Khí. Cúi xin liệt vị Tôn Thần chứng minh tâm thành, giá đáo đàn tràng thụ hưởng lễ vật.
Tín chủ con xin chí thành cúng dâng Ngài U minh Giáo Chủ Địa Tạng Vương Bồ Tát, Ngài Kiên Lao Địa Thần Bồ Tát, Các Ngài Ngũ Phương- Ngũ Đế- Hậu Thổ Nguyên Quân- Sơn Nhạc Đế Quân- Đương Phương Thổ Địa- Thổ Phủ Thần Kỳ- Nhị Thập Bát Tú Tinh Quân, Nhị Thập Tứ Long Mạch Thần Quan, Nhị Thập Tứ Địa Mạch Thần Quan, Nhị Thập Tứ Sơn Hướng Địa Mạch Long Thần, Thanh Long- Bạch Hổ Tôn Thần, Thổ Bá-Thổ Hầu- Thổ Mạnh- Thổ Trọng- Thổ Quý Thấn Quan, Thổ Mẫu- Thổ Phụ- Thổ Tử- Thổ Tôn- Thổ Tướng- Thổ Gia Thần Quan, Thổ Cấn- Thổ Khôn, Thổ Kỳ Ngũ Phương- Bát Quái liệt vị Tôn Thần, Kim niên Đương cai Hành khiển Thái Tuế chí đức Tôn Thần, Ngài Bản Cảnh Thành Hoàng chư vị Đại Vương cùng tất cả chư vị ĐẠI KIẾT TINH hiện Tọa Trấn nơi đây. Cúi xin chư vị Tôn Thần thương xót tín chủ, nhận lời thỉnh cầu, giáng phó án tiền, trợ cho Phong Thổ phì nhiêu, Khí Mạch sung vượng, Tài Khí hưng long, Nhân Đinh an lạc, Sở nguyện tòng tâm.
Nam mô a di Đà Phật!
Nam mô a di Đà Phật!
Nam mô a di Đà Phật!
⛩️ Danh mục văn khấn truyền thống:
Nguyên tắc cúng, khấn, vái, lạy:
Văn khấn tết Nguyên Đán:
Văn khấn các tiết trong năm:
Văn khấn tết Nguyên Tiêu (Lễ thượng nguyên)
Văn khấn cúng sao giải hạn (Rằm tháng giêng)
Tiết Thanh Minh (Văn khấn lễ âm phần Long Mạch, Sơn Thần Thổ phủ nơi mộ)
Tiết Thanh Minh (Văn khấn lễ vong linh ngoài mộ)
Văn khấn tết Hàn Thực (ngày 3 tháng 3)
Văn khấn tết Đoan Ngọ ( ngày 5 tháng 5)
Tiết Trung Nguyên 15 tháng 7 (Khấn Thần linh tại nhà)
Tiết Trung Nguyên 15 tháng 7 (Khấn tổ tiên tại nhà)
Tiết Trung Nguyên 15 tháng 7 (Khấn chúng sinh ngoài trời)
Tiết Trung Nguyên 15 tháng 7 (cúng phóng sinh)
Tết Trung Thu 15 tháng 8 AL (Cúng tổ tiên tết Trung Thu)
Tết Hạ Nguyên (Văn khấn tổ tiên - Tết cơm mới)
Văn khấn Mùng Một và Mười Rằm:
Văn khấn nghi lễ của Lễ tục vòng đời:
Lễ cúng mụ (Văn khấn cúng Mụ)
Lễ cúng mụ (Đầy năm)
Cưới gả (Văn khấn yết cáo Gia thần, Gia Tiên)
Văn khấn lễ động thổ
Lễ nhập trạch (Văn khấn thần linh)
Lễ nhập trạch (Văn khấn cáo yết Gia Tiên)
Lễ tân gia (VK Yết cáo Táo quân Thổ thần)
Lễ tân gia (Văn cúng Gia tiên)
Văn khấn lễ khai trương cửa hàng
Văn khấn Bồi hoàn địa mạch
Văn khấn dâng sao giải hạn:
Văn khấn trong tang lễ:
Ý nghĩa các văn khấn trong tang lễ
Văn khấn lễ Thiết Linh
Văn khấn lễ Thành Phục
Văn khấn lễ Chúc Thực
Văn khấn lễ cáo Long Thần Thổ địa
Văn khấn lễ Thành Phần
Văn khấn lễ Hồi Linh
Văn khấn lễ Chầu Tổ (Triều Tổ lễ cáo)
Văn khấn lễ Tế Ngu
Văn khấn lễ Chung Thất và Tốt Khốc
Văn khấn lễ Triệu tịch Điện văn
Văn khấn lễ Tiều Tường, Đại Tường (Giỗ đầu, giỗ hai)
Văn khấn lễ Đàm Tế
Văn khấn lễ rước linh vị vào chính điện yết cáo Tiên Tổ
Văn khấn lễ Cải Cát
Văn Khấn cách miền trần thế
Văn khấn lễ Long Mạch Sơn Thần và Thổ Thần
Văn khấn Thần Linh tại gia:
Văn Khấn khi cúng giỗ:
Ý nghĩa khi cúng giỗ
Văn khấn Thổ Thần, Táo Quân, Long Mạch, và các vị Thần Linh trước khi giỗ đầu
Văn khấn ngày giỗ đầu
Văn khấn Thổ Thần, Táo Quân, Long Mạch, và các vị Thần Linh trước khi Giỗ hết
Văn khấn ngày Giỗ hết (Đại Tường)
Văn khấn Thổ Thần, Táo Quân, Long Mạch, và các vị Thần Linh vào ngày giỗ Tiên Thường (Cát Kỵ)
Văn khấn Gia tiên ngày giỗ Tiên Thường (Cát Kỵ)
Văn khấn Thổ Thần, Táo Quân, Long Mạch, và các vị Thần Linh vào chính ngày giỗ Thường (Cát Kỵ)
Văn khấn Gia tiên ngày giỗ Thường (Cát Kỵ)