Ý nghĩa văn khấn tại Chùa
Ý nghĩa
Chùa là nơi thờ Phật, cũng là nơi sinh hoạt tín ngưỡng công cộng của người Việt Nam từ xưa tới nay.
Theo phong tục cổ truyền: Mọi người Việt Nam trong các ngày Rằm, mồng Một, ngày Lễ Tết, cũng như những ngày có việc hệ trọng, thường đến Chùa lễ Phật với tấm lòng thành cầu khấn nhờ nghiệp lực vô biên của Phật, của chư vị Bồ Tát, Hiền thánh mà được thiện duyên, gặp may cầu cho được: mạnh khoẻ, sống lâu, tai qua, nạn khỏi, hạn ách tiêu trừ, có con nối dõi, yêu vui thân mệnh, gia đình hoà thuận, hạnh phúc an khang, thế giới hoà bình, văn minh xã hội và ngoài ra không chỉ cầu cho người sống ở thế giới bên kia được siêu sinh Tịnh độ… Ước vọng chính đáng ấy được thể hiện qua các bài văn khấn.
Sắm lễ
Việc sửa soạn đi lễ Chùa, sắm lễ vật để đi lễ Chùa đều có những quy định mà người hành lễ phải tuân thủ là:
- Đến dâng hương tại các Chùa chỉ được sắm các lễ chay: hương, hoa tươi, quả chín, oản phẩm, xôi chè… không được sắm sửa lễ mặn như cỗ tam sinh (trâu, dê, lợn), thịt mồi, gà, giò, chả…
Việc sắm sửa lễ mặn chỉ có thể được chấp nhận nếu như trong khu vực Chùa có thờ tự các vị Thánh, Mẫu và chỉ dâng ở đó mà thôi. Tuyệt đối không được dâng đặt lễ mặn ở khu vực Phật điện (chính diện), tức là nơi thờ tự chính của ngôi Chùa.
Trên hương án của chính điện chỉ được dâng đặt lễ chay, tịnh. Lễ mặn (nhưng thường chỉ đơn giản: gà, giò, chả, rượu, trầu cau…) cũng thường được đặt tại ban thờ hay điện thờ (nếu xây riêng) của Đức Ông - Vị thần cai quản toàn bộ công việc của một ngôi chùa.
- Không nên sắm sửa vàng mã, tiền âm phủ để dâng cúng, Lễ Phật tại Chùa. Nếu có sửa lễ này thì chủ đặt ở bàn thờ Thần Linh, Thánh Mẫu hay ở bàn thờ Đức Ông.
- Tiền giấy âm phủ hay hàng mã kiêng đặt ở ban thờ Phật, Bồ Tát và cả tiền thật cũng không nên đặt lên hương án của chính điện. Mà tiền, vàng công đức nên để vào hòm công đức đặt tại Chùa.
- Hoa tươi lễ Phật là: hoa sen, hoa huệ, hoa mẫu đơn, hoa ngâu… không dùng các loại hoa tạp, hoa dại…
- Trước ngày dâng hương Lễ Phật ở Chùa cần chay tịnh trong đời sống sinh hoạt ngày thường: ăn chay, kiêng giới, làm việc thiện…
- Tại Chùa, cứ đến rằm tháng Bảy thì mọi người sắm sửa lễ vật đến cầu siêu cho ông bà, cha mẹ hay những người đã khuất, thậm chí cho cả cô hồn. Vào tiết này, sắm thêm lễ vật đặc trưng: đồ hàng mã chế tác theo hình vật dụng thường ngày: mũ, áo, xe cộ… nhưng chớ có sắm sửa các hình nhân thế mạng. Ngoài ra còn có lễ vật cúng chúng sinh: cháo lá đa, ngô, bánh đa, khoai… Tất cả dâng đặt ở bàn thờ Đức Thánh chứ không đặt ở bàn thờ khác hay ban chính điện.
Riêng với các trường hợp “bán khoán” hay làm lễ “cầu siêu” thì cần phải sắm sửa lễ vật theo chỉ dẫn cụ thể của vị Tăng trụ tại Chùa.
Nội dung văn khấn
Đến Chùa hành lễ cần theo thứ tự như sau:
1. Đặt lễ vật: Thắp hương và làm lễ ban thờ Đức Ông trước.
2. Sau khi đặt lễ ở ban Đức Ông xong, đặt lễ lên hương án của chính điện, thắp đèn nhang, thỉnh 3 hồi chuông rồi làm lễ chư Phật, Bồ Tát.
3. Sau khi đặt lễ chính điện xong thì đi thắp hương ở tất cả các ban thờ khác của nhà Bái Đường. Khi thắp hương lên đều có 3 lễ hay 5 lễ. Nếu Chùa nào có điện thờ Mẫu, Tứ Phủ thì đến đó đặt lễ, dâng hương cầu theo ý nguyện.
4. Cuối cùng thì lễ ở nhà thờ Tổ (nhà Hậu)
5. Cuối buổi lễ, sau khi đã lễ tạ để hạ lễ thì nên đến nhà trai giới hay phòng tiếp khách để thăm hỏi các vị sư, tăng trụ trì và có thể tuỳ tâm công đức.
⛩️ Danh mục văn khấn truyền thống:
Nguyên tắc cúng, khấn, vái, lạy:
Văn khấn tết Nguyên Đán:
Văn khấn các tiết trong năm:
Văn khấn tết Nguyên Tiêu (Lễ thượng nguyên)
Văn khấn cúng sao giải hạn (Rằm tháng giêng)
Tiết Thanh Minh (Văn khấn lễ âm phần Long Mạch, Sơn Thần Thổ phủ nơi mộ)
Tiết Thanh Minh (Văn khấn lễ vong linh ngoài mộ)
Văn khấn tết Hàn Thực (ngày 3 tháng 3)
Văn khấn tết Đoan Ngọ ( ngày 5 tháng 5)
Tiết Trung Nguyên 15 tháng 7 (Khấn Thần linh tại nhà)
Tiết Trung Nguyên 15 tháng 7 (Khấn tổ tiên tại nhà)
Tiết Trung Nguyên 15 tháng 7 (Khấn chúng sinh ngoài trời)
Tiết Trung Nguyên 15 tháng 7 (cúng phóng sinh)
Tết Trung Thu 15 tháng 8 AL (Cúng tổ tiên tết Trung Thu)
Tết Hạ Nguyên (Văn khấn tổ tiên - Tết cơm mới)
Văn khấn Mùng Một và Mười Rằm:
Văn khấn nghi lễ của Lễ tục vòng đời:
Lễ cúng mụ (Văn khấn cúng Mụ)
Lễ cúng mụ (Đầy năm)
Cưới gả (Văn khấn yết cáo Gia thần, Gia Tiên)
Văn khấn lễ động thổ
Lễ nhập trạch (Văn khấn thần linh)
Lễ nhập trạch (Văn khấn cáo yết Gia Tiên)
Lễ tân gia (VK Yết cáo Táo quân Thổ thần)
Lễ tân gia (Văn cúng Gia tiên)
Văn khấn lễ khai trương cửa hàng
Văn khấn Bồi hoàn địa mạch
Văn khấn dâng sao giải hạn:
Văn khấn trong tang lễ:
Ý nghĩa các văn khấn trong tang lễ
Văn khấn lễ Thiết Linh
Văn khấn lễ Thành Phục
Văn khấn lễ Chúc Thực
Văn khấn lễ cáo Long Thần Thổ địa
Văn khấn lễ Thành Phần
Văn khấn lễ Hồi Linh
Văn khấn lễ Chầu Tổ (Triều Tổ lễ cáo)
Văn khấn lễ Tế Ngu
Văn khấn lễ Chung Thất và Tốt Khốc
Văn khấn lễ Triệu tịch Điện văn
Văn khấn lễ Tiều Tường, Đại Tường (Giỗ đầu, giỗ hai)
Văn khấn lễ Đàm Tế
Văn khấn lễ rước linh vị vào chính điện yết cáo Tiên Tổ
Văn khấn lễ Cải Cát
Văn Khấn cách miền trần thế
Văn khấn lễ Long Mạch Sơn Thần và Thổ Thần
Văn khấn Thần Linh tại gia:
Văn Khấn khi cúng giỗ:
Ý nghĩa khi cúng giỗ
Văn khấn Thổ Thần, Táo Quân, Long Mạch, và các vị Thần Linh trước khi giỗ đầu
Văn khấn ngày giỗ đầu
Văn khấn Thổ Thần, Táo Quân, Long Mạch, và các vị Thần Linh trước khi Giỗ hết
Văn khấn ngày Giỗ hết (Đại Tường)
Văn khấn Thổ Thần, Táo Quân, Long Mạch, và các vị Thần Linh vào ngày giỗ Tiên Thường (Cát Kỵ)
Văn khấn Gia tiên ngày giỗ Tiên Thường (Cát Kỵ)
Văn khấn Thổ Thần, Táo Quân, Long Mạch, và các vị Thần Linh vào chính ngày giỗ Thường (Cát Kỵ)
Văn khấn Gia tiên ngày giỗ Thường (Cát Kỵ)