Văn khấn Thần Tài
Ý nghĩa
Thần Tài là vị thần mang tài lộc cho gia đình, mỗi khi làm việc gì, gia chủ thường cầu khấn Thần Tài.
Người xưa thờ Thần Tài ở nơi xó xỉnh xuất phát từ điển tích:
Có một tên lái buôn tên là Âu Minh khi qua hồ Thành Thảo, Thủy thần cho một cô nô tỳ tên là Như Nguyện. Âu Minh đưa Như Nguyện về nuôi trong nhà làm ăn ngày càng trở nên phát đạt. Sau đó, vào một ngày tết, vì lý do nào đó, Âu Minh đánh Như Nguyện. Như Nguyện quá sợ hãi chui vào đống rác và biến mất. Từ đó, Âu Minh làm ăn thua lỗ, sa sút, chẳng mấy chốc trở nên nghèo xác nghèo xơ.
Hóa ra Như Nguyện chính là Thần Tài hiện hình. Từ đó người ta lập bàn thờ để thờ. Lại có tục kiêng hót rác trong ba ngày đầu năm là vậy. Vì người ta sợ hót rác là hót luôn cả Thần Tài trong đó thì việc làm ăn sẽ không phát đạt. Việc thờ Thần Tài ở nơi xó xỉnh cũng có nguồn gốc từ đây.
Sắm lễ
Bàn thờ Thần tài chỉ được lập ở những nơi góc nhà, xó nhà chứ không phải nơi sạch đẹp, trang trọng như bàn thờ Tổ Tiên hay bàn thờ Thổ Công.
Bàn thờ Thần Tài là một chiếc khảm nhỏ, sơn son thếp vàng, phía trong khảm bài vị Thần Tài hoặc là thùng gỗ dán giấy đỏ xung quanh, phía trong dán bài vị, cũng được viết lên giấy đỏ. Bài vị được viết bằng mực nhũ kim với nội dung sau:
Ngũ phương Ngũ thổ Long thần,
Tiền hậu địa Chúa Tài thần.
Hai bên bài vị có câu đối:
Thổ năng sinh bạch ngọc,
Địa khả xuất hoàng kim.
Có nghĩa là: Đất hay sinh ngọc trắng, Đất cũng cho vàng ròng
Nội dung câu đối có thể thay nhưng bao giờ cũng phải có một đôi.
Trước bài vị là bát hương kê trên 100 thỏi vàng giấy. Hai bên là hai cây đèn nhỏ đủ thắp. Trong khám đặt mấy cốc nước, chén rượu, một mâm bồng bày hao quả, phẩm vật khi cúng lễ.
Có nhà khắc lên khám mấy chữ đại tự và có đôi câu đối ca tụng sự giúp đỡ của Thần Tài và cầu mong của gia chủ.
Cúng Thần Tài
Người xưa cúng Thần Tài quanh năm, không chỉ vào dịp giỗ, Tết, Sóc Vọng mà vào bất kỳ lúc nào thấy cần cầu xin. Ngày thường, người ta cúng Thần Tài đơn giản, chỉ có trầu, nước, trái cây,….Còn trong các dịp giỗ, Tết, Sóc Vọng thì cúng Thần Tài bằng cỗ mặn.
Thông thường người ta chỉ thắp hương thờ Thần Tài vào buổi chiều hàng ngày.
Nội dung văn khấn
Nam mô a di Đà Phật!
Nam mô a di Đà Phật!
Nam mô a di Đà Phật!
- Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư phật mười phương.
- Kính lạy ngài Hoàng Thiên Hậu Thổ chư vị Tôn thần.
- Con kính lạy ngày Đông Trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân.
- Con kính lạy Thần tài vị tiền.
- Con kính lạy các ngài Thần linh, Thổ địa cai quản trong xứ này.
Tín chủ con là… … … … … … … .
Ngụ tại… … … … … … … … .
Hôm nay là ngày … … tháng … … năm … … .
Tôi chủ thành sửa biện, hương hoa, lễ vật, kim ngân, trà quả và các thứ cúng dâng, bầy ra trước án kính mời ngài Thần Tài tiền vị.
Cúi xin Thần Tài thương xót tín chủ, giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật phù trì tín chủ chúng con an ninh khang thái, vạn sự tốt lành, gia đạo hưng long thịnh vượng, lộc tài tăng tiến, tâm đạo mở mang, sở cầu tất ứng, sở nguyện tòng tâm.
Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ cúi xin được phù hộ độ trì.
Nam mô a di Đà Phật!
Nam mô a di Đà Phật!
Nam mô a di Đà Phật!
⛩️ Danh mục văn khấn truyền thống:
Nguyên tắc cúng, khấn, vái, lạy:
Văn khấn tết Nguyên Đán:
Văn khấn các tiết trong năm:
Văn khấn tết Nguyên Tiêu (Lễ thượng nguyên)
Văn khấn cúng sao giải hạn (Rằm tháng giêng)
Tiết Thanh Minh (Văn khấn lễ âm phần Long Mạch, Sơn Thần Thổ phủ nơi mộ)
Tiết Thanh Minh (Văn khấn lễ vong linh ngoài mộ)
Văn khấn tết Hàn Thực (ngày 3 tháng 3)
Văn khấn tết Đoan Ngọ ( ngày 5 tháng 5)
Tiết Trung Nguyên 15 tháng 7 (Khấn Thần linh tại nhà)
Tiết Trung Nguyên 15 tháng 7 (Khấn tổ tiên tại nhà)
Tiết Trung Nguyên 15 tháng 7 (Khấn chúng sinh ngoài trời)
Tiết Trung Nguyên 15 tháng 7 (cúng phóng sinh)
Tết Trung Thu 15 tháng 8 AL (Cúng tổ tiên tết Trung Thu)
Tết Hạ Nguyên (Văn khấn tổ tiên - Tết cơm mới)
Văn khấn Mùng Một và Mười Rằm:
Văn khấn nghi lễ của Lễ tục vòng đời:
Lễ cúng mụ (Văn khấn cúng Mụ)
Lễ cúng mụ (Đầy năm)
Cưới gả (Văn khấn yết cáo Gia thần, Gia Tiên)
Văn khấn lễ động thổ
Lễ nhập trạch (Văn khấn thần linh)
Lễ nhập trạch (Văn khấn cáo yết Gia Tiên)
Lễ tân gia (VK Yết cáo Táo quân Thổ thần)
Lễ tân gia (Văn cúng Gia tiên)
Văn khấn lễ khai trương cửa hàng
Văn khấn Bồi hoàn địa mạch
Văn khấn dâng sao giải hạn:
Văn khấn trong tang lễ:
Ý nghĩa các văn khấn trong tang lễ
Văn khấn lễ Thiết Linh
Văn khấn lễ Thành Phục
Văn khấn lễ Chúc Thực
Văn khấn lễ cáo Long Thần Thổ địa
Văn khấn lễ Thành Phần
Văn khấn lễ Hồi Linh
Văn khấn lễ Chầu Tổ (Triều Tổ lễ cáo)
Văn khấn lễ Tế Ngu
Văn khấn lễ Chung Thất và Tốt Khốc
Văn khấn lễ Triệu tịch Điện văn
Văn khấn lễ Tiều Tường, Đại Tường (Giỗ đầu, giỗ hai)
Văn khấn lễ Đàm Tế
Văn khấn lễ rước linh vị vào chính điện yết cáo Tiên Tổ
Văn khấn lễ Cải Cát
Văn Khấn cách miền trần thế
Văn khấn lễ Long Mạch Sơn Thần và Thổ Thần
Văn khấn Thần Linh tại gia:
Văn Khấn khi cúng giỗ:
Ý nghĩa khi cúng giỗ
Văn khấn Thổ Thần, Táo Quân, Long Mạch, và các vị Thần Linh trước khi giỗ đầu
Văn khấn ngày giỗ đầu
Văn khấn Thổ Thần, Táo Quân, Long Mạch, và các vị Thần Linh trước khi Giỗ hết
Văn khấn ngày Giỗ hết (Đại Tường)
Văn khấn Thổ Thần, Táo Quân, Long Mạch, và các vị Thần Linh vào ngày giỗ Tiên Thường (Cát Kỵ)
Văn khấn Gia tiên ngày giỗ Tiên Thường (Cát Kỵ)
Văn khấn Thổ Thần, Táo Quân, Long Mạch, và các vị Thần Linh vào chính ngày giỗ Thường (Cát Kỵ)
Văn khấn Gia tiên ngày giỗ Thường (Cát Kỵ)