Tiết Trung Nguyên 15 tháng 7 (Khấn tổ tiên tại nhà)
Ý nghĩa
Theo tín ngưỡng truyền thống của người Việt Nam Tiết Trung Nguyên là tiết của dịp 'Xá tội vong nhân' nơi Âm Phủ. Người xưa cho rằng: Ngày Rằm tháng bảy hàng năm thì mọi tội nhân cõi Âm, trong đó có những vong linh của gia đình, họ tộc mình đang bị giam cầm nơi địa ngục được xá tội và ra khỏi Âm Phủ lên Dương Gian. Bởi vậy, các gia đình ở Dương Gian làm cỗ bàn, vàng mã cúng gia tiên, cầu siêu độ trì cho họ. Ngoài cúng gia tiên ngày 'Xá tội vong nhân' mọi nhà còn bầy lễ cúng chúng sinh ngoài sân, trước thềm nhà để cúng cô hồn, ma đói là những vong linh ''không nơi nương tựa''.
Sắm lễ
Ngày Rằm tháng Bảy theo tục xưa, mọi gia đình đều sắm hai lễ để cúng
+ Lễ cúng gia tiên gồm: Hương, hoa, rượu, xôi và mâm cỗ mặn với nhiều món ăn được chế biến cẩn thận, trình bày đẹp, vàng mã, quần áo, hài giấy. . .
+ Lễ cúng chúng sinh gồm các lễ vật: Bánh đa, bỏng, ngô, khoai lang luộc, trứng luộc, kẹo bánh, xôi chè và cháo hoa. Vàng mã, tiền giấy, quần áo chúng sinh. . .
Nội dung văn khấn
Nam mô a di Đà Phật!
Nam mô a di Đà Phật!
Nam mô a di Đà Phật!
Kính lạy: Ngài Kim niên Đương cai Thái tuế Chí đức Tôn thần, ngài Bản cảnh Thành hoàng chư vị đại vương, ngài Bản xứ Thần linh Thổ địa, ngài Bản gia Táo quân và chư vị thần linh cai quản xứ này.
Hôm nay là ngày Rằm Tháng Bảy năm… … ….
Tín chủ chúng con tên là: … ngụ tại … … … … … … thành tâm sắm sửa hương hoa, lễ vật và các thứ cúng dâng, bày lên trước án.
Chúng con thành tâm kính mời: Ngài Kim niên Đương cai Thái tuế Chí đức Tôn thần, ngài Bản cảnh Thành hoàng chư vị đại vương, ngài Bản xứ Thần linh Thổ địa, ngài Bản gia Táo quân và tất cả các vị thần linh cai quản trong khu vực này. Cúi xin các ngài giáng lâm án tọa, soi xét chứng giám.
Nay gặp tiết Vu Lan, ngày vong nhân được xá tội, chúng con đội ơn Tam bảo, Phật trời phù hộ, thần linh các đấng chở che, công đức lớn lao nay không biết lấy gì đền đáp.
Do vậy, chúng con kính dâng lễ bạc, bày tỏ lòng thành, nguyện xin nạp thọ, phù hộ độ trì cho chúng con và cả gia đình chúng con, người người khỏe mạnh, già trẻ bình an hướng về chính đạo, lộc tài vương tiến, gia đạo hưng long.
Dãi tấm lòng thành cúi xin chứng giám.
Nam mô a di Đà Phật!
Nam mô a di Đà Phật!
Nam mô a di Đà Phật!
⛩️ Danh mục văn khấn truyền thống:
Nguyên tắc cúng, khấn, vái, lạy:
Văn khấn tết Nguyên Đán:
Văn khấn các tiết trong năm:
Văn khấn tết Nguyên Tiêu (Lễ thượng nguyên)
Văn khấn cúng sao giải hạn (Rằm tháng giêng)
Tiết Thanh Minh (Văn khấn lễ âm phần Long Mạch, Sơn Thần Thổ phủ nơi mộ)
Tiết Thanh Minh (Văn khấn lễ vong linh ngoài mộ)
Văn khấn tết Hàn Thực (ngày 3 tháng 3)
Văn khấn tết Đoan Ngọ ( ngày 5 tháng 5)
Tiết Trung Nguyên 15 tháng 7 (Khấn Thần linh tại nhà)
Tiết Trung Nguyên 15 tháng 7 (Khấn tổ tiên tại nhà)
Tiết Trung Nguyên 15 tháng 7 (Khấn chúng sinh ngoài trời)
Tiết Trung Nguyên 15 tháng 7 (cúng phóng sinh)
Tết Trung Thu 15 tháng 8 AL (Cúng tổ tiên tết Trung Thu)
Tết Hạ Nguyên (Văn khấn tổ tiên - Tết cơm mới)
Văn khấn Mùng Một và Mười Rằm:
Văn khấn nghi lễ của Lễ tục vòng đời:
Lễ cúng mụ (Văn khấn cúng Mụ)
Lễ cúng mụ (Đầy năm)
Cưới gả (Văn khấn yết cáo Gia thần, Gia Tiên)
Văn khấn lễ động thổ
Lễ nhập trạch (Văn khấn thần linh)
Lễ nhập trạch (Văn khấn cáo yết Gia Tiên)
Lễ tân gia (VK Yết cáo Táo quân Thổ thần)
Lễ tân gia (Văn cúng Gia tiên)
Văn khấn lễ khai trương cửa hàng
Văn khấn Bồi hoàn địa mạch
Văn khấn dâng sao giải hạn:
Văn khấn trong tang lễ:
Ý nghĩa các văn khấn trong tang lễ
Văn khấn lễ Thiết Linh
Văn khấn lễ Thành Phục
Văn khấn lễ Chúc Thực
Văn khấn lễ cáo Long Thần Thổ địa
Văn khấn lễ Thành Phần
Văn khấn lễ Hồi Linh
Văn khấn lễ Chầu Tổ (Triều Tổ lễ cáo)
Văn khấn lễ Tế Ngu
Văn khấn lễ Chung Thất và Tốt Khốc
Văn khấn lễ Triệu tịch Điện văn
Văn khấn lễ Tiều Tường, Đại Tường (Giỗ đầu, giỗ hai)
Văn khấn lễ Đàm Tế
Văn khấn lễ rước linh vị vào chính điện yết cáo Tiên Tổ
Văn khấn lễ Cải Cát
Văn Khấn cách miền trần thế
Văn khấn lễ Long Mạch Sơn Thần và Thổ Thần
Văn khấn Thần Linh tại gia:
Văn Khấn khi cúng giỗ:
Ý nghĩa khi cúng giỗ
Văn khấn Thổ Thần, Táo Quân, Long Mạch, và các vị Thần Linh trước khi giỗ đầu
Văn khấn ngày giỗ đầu
Văn khấn Thổ Thần, Táo Quân, Long Mạch, và các vị Thần Linh trước khi Giỗ hết
Văn khấn ngày Giỗ hết (Đại Tường)
Văn khấn Thổ Thần, Táo Quân, Long Mạch, và các vị Thần Linh vào ngày giỗ Tiên Thường (Cát Kỵ)
Văn khấn Gia tiên ngày giỗ Tiên Thường (Cát Kỵ)
Văn khấn Thổ Thần, Táo Quân, Long Mạch, và các vị Thần Linh vào chính ngày giỗ Thường (Cát Kỵ)
Văn khấn Gia tiên ngày giỗ Thường (Cát Kỵ)