Văn khấn Thổ Thần, Táo Quân, Long Mạch, và các vị Thần Linh vào chính ngày giỗ Thường (Cát Kỵ)
Ý nghĩa
Ngày Giỗ Tiên Thường hay còn được gọi là “Cát Kỵ”, đó là ngày Giỗ của người quá cố kể từ năm thứ ba trở đi.
Ngày giỗ này của người quá cố sẽ được duy trì đến hết năm đời. Ngoài năm đời, người ta tn rằng vong linh người quá cố đã siêu thoát hay đầu thai trở lại nên khonong cần thiết phải cúng giỗ nữa.
Nếu như giỗ Tiểu Tường và giỗ Đại Tường là lễ giỗ trong vòng tang, còn mang nặng những xót xa, tủi hận, bi ai thì ngày giỗ Thường lại là ngày của con chúa nội ngoại xum họp tưởng nhớ người đã khuất.
Đây là dịp để con cháu hai họ nội, ngoại tề tựu họp mặt đông đủ. Những dịp như thế cũng là dịp để mọi người trong gia đình, dòng họ gặp nhau thêm phần thăm viếng sức khỏe cộng đồng gia đình, dòng họ.
Sắm lễ
Vào ngày Cát Kỵ lễ cúng cũng như mọi giỗ khác với đầy đủ: Hương, hoa, quả, phẩm oản, vàng mã và mâm lễ mặn gồm có xôi, gà, các món cơm canh…
Thường thì trong ngày Cát Kỵ, người ta chỉ mời những người trong gia đình họ tộc đến dự (diện mời không rộng như hai giỗ trước).
Theo tục xưa, trước ngày trọng giỗ như: giỗ ông, bà, cha, mẹ, vợ, chồng còn có lễ Tiên Thường. Tiên Thường là ngày giỗ trước. Trong ngày Tiên Thường người đứng giỗ phải làm lễ báo với Thổ Thần để xin phép cho hương hồn người được cúng giỗ về phối hưởng và cho phép vong hồn nội ngoại gia tiên nhà mình về cùng dự giỗ. Sau đó, gia chủ ra mộ người được hưởng giỗ để làm lễ mời Tiên linh về dự giỗ, đồng thời các con cháu sửa sang đắp lại mộ phần. Từ sáng ngày Tiên Thường, gia chủ đã phải lau chùi bàn thờ, bày biện lễ vật của gia chủ và người gửi giỗ.
Trong ngày Tiên Thường, gia chủ phải làm hai lễ: lễ cúng yết cáo Thổ Thần và lễ cáo Gia tiên với: hương, hoa, quả, phẩm oản, tiền vàng, trầu, rượu, lễ nặm cúng dâng và khấn theo văn khấn.
Nội dung văn khấn
Nam mô a di Đà Phật!
Nam mô a di Đà Phật!
Nam mô a di Đà Phật!
- Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương.
- Con kính lạy Đức Hoàng Thiên Hậu Thổ chư vị Tôn thần.
- Con kính lạy ngài Đông Trù Tư mệnh Táo phủ Thần Quân.
- Con kính lạy các ngài Thần linh, Thổ địa cai quản trong xứ này.
Hôm nay là ngày … … tháng … … năm … … .
Ngày trước giỗ - Tiên Thường
Tín chủ (chúng) con là… … … … … … … …
Ngụ tại… … … … … … ….
Nhân hôm nay là ngày giỗ của… … … … … ….
Chúng con cùng toàn thể gia quyến tuân theo nghi lễ, thành tâm sắm lễ, quả cau lá trầu, hương hoa trà quả, đốt nén tâm hương, trước án tọa Tôn thần cùng chư vị uy linh.
Chúng con kính mời các vị Bản gia Thổ Công, Táo Quân, Long Mạch và các vị Thần linh, cúi xin chứng minh, phù hộ cho toàn gia chúng con an ninh khang thái, vạn sự tốt lành.
Kính thỉnh các Tiên linh, Gia tiên chúng con và những vong hồn nội tộc được thờ phụng vị cùng về hâm hưởng.
Chúng con lễ bạc tâm thành, cúi xin được phù hộ độ trì.
Nam mô a di Đà Phật!
Nam mô a di Đà Phật!
Nam mô a di Đà Phật!
⛩️ Danh mục văn khấn truyền thống:
Nguyên tắc cúng, khấn, vái, lạy:
Văn khấn tết Nguyên Đán:
Văn khấn các tiết trong năm:
Văn khấn tết Nguyên Tiêu (Lễ thượng nguyên)
Văn khấn cúng sao giải hạn (Rằm tháng giêng)
Tiết Thanh Minh (Văn khấn lễ âm phần Long Mạch, Sơn Thần Thổ phủ nơi mộ)
Tiết Thanh Minh (Văn khấn lễ vong linh ngoài mộ)
Văn khấn tết Hàn Thực (ngày 3 tháng 3)
Văn khấn tết Đoan Ngọ ( ngày 5 tháng 5)
Tiết Trung Nguyên 15 tháng 7 (Khấn Thần linh tại nhà)
Tiết Trung Nguyên 15 tháng 7 (Khấn tổ tiên tại nhà)
Tiết Trung Nguyên 15 tháng 7 (Khấn chúng sinh ngoài trời)
Tiết Trung Nguyên 15 tháng 7 (cúng phóng sinh)
Tết Trung Thu 15 tháng 8 AL (Cúng tổ tiên tết Trung Thu)
Tết Hạ Nguyên (Văn khấn tổ tiên - Tết cơm mới)
Văn khấn Mùng Một và Mười Rằm:
Văn khấn nghi lễ của Lễ tục vòng đời:
Lễ cúng mụ (Văn khấn cúng Mụ)
Lễ cúng mụ (Đầy năm)
Cưới gả (Văn khấn yết cáo Gia thần, Gia Tiên)
Văn khấn lễ động thổ
Lễ nhập trạch (Văn khấn thần linh)
Lễ nhập trạch (Văn khấn cáo yết Gia Tiên)
Lễ tân gia (VK Yết cáo Táo quân Thổ thần)
Lễ tân gia (Văn cúng Gia tiên)
Văn khấn lễ khai trương cửa hàng
Văn khấn Bồi hoàn địa mạch
Văn khấn dâng sao giải hạn:
Văn khấn trong tang lễ:
Ý nghĩa các văn khấn trong tang lễ
Văn khấn lễ Thiết Linh
Văn khấn lễ Thành Phục
Văn khấn lễ Chúc Thực
Văn khấn lễ cáo Long Thần Thổ địa
Văn khấn lễ Thành Phần
Văn khấn lễ Hồi Linh
Văn khấn lễ Chầu Tổ (Triều Tổ lễ cáo)
Văn khấn lễ Tế Ngu
Văn khấn lễ Chung Thất và Tốt Khốc
Văn khấn lễ Triệu tịch Điện văn
Văn khấn lễ Tiều Tường, Đại Tường (Giỗ đầu, giỗ hai)
Văn khấn lễ Đàm Tế
Văn khấn lễ rước linh vị vào chính điện yết cáo Tiên Tổ
Văn khấn lễ Cải Cát
Văn Khấn cách miền trần thế
Văn khấn lễ Long Mạch Sơn Thần và Thổ Thần
Văn khấn Thần Linh tại gia:
Văn Khấn khi cúng giỗ:
Ý nghĩa khi cúng giỗ
Văn khấn Thổ Thần, Táo Quân, Long Mạch, và các vị Thần Linh trước khi giỗ đầu
Văn khấn ngày giỗ đầu
Văn khấn Thổ Thần, Táo Quân, Long Mạch, và các vị Thần Linh trước khi Giỗ hết
Văn khấn ngày Giỗ hết (Đại Tường)
Văn khấn Thổ Thần, Táo Quân, Long Mạch, và các vị Thần Linh vào ngày giỗ Tiên Thường (Cát Kỵ)
Văn khấn Gia tiên ngày giỗ Tiên Thường (Cát Kỵ)
Văn khấn Thổ Thần, Táo Quân, Long Mạch, và các vị Thần Linh vào chính ngày giỗ Thường (Cát Kỵ)
Văn khấn Gia tiên ngày giỗ Thường (Cát Kỵ)